Chứng chỉ Cacbon và Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo thường được xem là một loại tiền tệ về khí hậu, và chia sẻ chung một định hướng đến sự bền vững môi trường và cắt giảm lượng khí thải nhà kính.Tuy nhiên, chúng có những mục tiêu khác biệt mà các doanh nghiệp cần cân nhắc.
Mục đích của Chứng chỉ Cacbon
Chứng chỉ Cacbon cho phép chủ sỡ hữu thải ra một tấn cacbon đioxit hoặc một lượng tương đương của các khí thải nhà kính khác (khí metan hoặc khí nitơ oxit). Chứng chỉ này có thể được mua bán và trao đổi ở thị trường mua bán phát thải (cap-and-trade market) – thị trường này giới hạn tổng lượng cacbon đioxit thải ra. Các giao dịch này được thực hiện ở trong nước và toàn cầu. Để phòng ngừa cho việc phát thải lượng khí nhà kính vượt mức cho phép, các doanh nghiệp thường sẽ mua thêm chứng chỉ. Nếu lượng khí nhà kính thải ra không cao hơn giới hạn cho phép, các doanh nghiệp có thể bán các chứng chỉ chưa qua sử dụng cho các đơn vị hoặc công ty khác.
Mục đích của việc thiết lập Chứng chỉ Cacbon là hạn chế số lượng chứng chỉ theo thời gian, từ đó thúc đẩy các tổ chức tìm ra các giải pháp sáng tạo để giảm lượng khí thải nhà kính.
Mục đích của Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo
Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo (REC) cũng là một công cụ để hạn chế lượng khí thải cacbon. Đây là một công cụ dựa trên thị trường đại diện cho quyền sở hữu tài sản về môi trường, xã hội và các thuộc tính không liên quan đến điện sản xuất từ năng lượng tái tạo. Điều này có nghĩa là REC có thể được giao dịch thông qua một thị trường mở như một hàng hóa năng lượng. REC chứng minh rằng nguồn điện được tạo ra từ nguồn năng lượng xanh bao gồm năng lượng gió, thủy điện, mặt trời và các nguồn năng lượng khác. Ngoài ra, REC còn hoạt động như một cơ chế kế toán hoặc theo dõi nguồn năng lượng xanh được tích hợp vào lưới điện. Nếu chủ sở hữu không sử dụng hết toàn bộ sản lượng điện được sản xuất, sản lượng điện dư thừa sẽ trở về lưới điện, mà người tiêu dùng khác có thể mua và tiêu thụ chúng.
Mục tiêu hàng đầu của REC là hạn chế lượng khí thải nhà kính đến mức thấp hoặc không có khí phát thải và làm rõ nguồn điện được tạo ra từ năng lượng xanh.
Sự khác biệt giữa Chứng chỉ Cacbon và Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo
Dưới đây là một số khác biệt chính giữa Chứng chỉ Cacbon và Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo
1. Cách giảm lượng khí cacbon đioxit
2. Tác động đến ô nhiễm khí cacbon
3. Lợi ích môi trường
Tóm lại, Chứng chỉ Cacbon và REC đều là công cụ để thúc đẩy bền vững môi trường và chống biến đổi khí hậu, nhưng chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của việc giảm lượng khí thải và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Chứng chỉ Cacbon đa dạng hơn về nguồn gốc, trong khi REC quan tâm đến việc tạo ra năng lượng xanh.