REC và I-REC là chứng chỉ thuộc tính năng lượng (energy attribute certificate) với các cơ chế và mục đích tương đồng nhau. Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác biệt của hai loại chứng chỉ này mà chúng ta cần tìm hiểu để xác định loại chứng chỉ nào sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của chúng ta.
Giới thiệu về REC/I-REC
REC (Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo) hoặc I-REC (Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo Quốc tế) là loại chứng chỉ thuộc tính năng lượng, đại diện cho các thuộc tính môi trường góp phần tạo ra năng lượng tái tạo.
Việc tạo ra một megawatt-giờ năng lượng xanh tương đương với việc nhận một REC. Hệ thống REC/I-REC cung cấp cơ chế xác thực và quản lý các nguồn năng lượng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng đảm bảo rằng các nguồn năng lượng ấy không được tạo từ các nguồn không tái tạo như than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ và các nguồn khác.
Sự Khác biệt giữa REC và I-REC
Mặc dù REC và I-REC có quy trình và mục đích liên quan nhau, nhưng chúng khác nhau về phạm vi công nhận, phạm vi địa lý, tiêu chuẩn hóa và ứng dụng:
1. Phạm vi Công nhận
REC: REC thường được áp dụng và trao đổi ở cấp quốc gia hoặc châu lục. Chúng được sử dụng để chứng nhận và giao dịch các thuộc tính năng lượng tái tạo trong một khu vực có phạm vị quyền hạn. Các chứng chỉ là đại diện cho những lợi ích sinh thái nhận lại từ việc sản xuất năng lượng xanh. Ngoài ra, chúng có thể đáp ứng các mục đích hoặc yêu cầu về ngành năng lượng tái tạo được thiết lập từ Chính phủ hoặc tổ chức trong cùng một khu vực.
I-REC: Cơ chế của I-REC được thiết lập để trao đổi và giao dịch trên phạm vi quốc tế. Chúng cũng được định dạng theo một cơ chế tiêu chuẩn hóa để tiện theo dõi và xác nhận việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh. I-REC không bị giới hạn trong một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ duy nhất. Sự công nhận toàn cầu này giúp cho I-REC trở nên vô cùng hữu ích đối với các tổ chức và doanh nghiệp đa quốc gia.
2. Phạm vi Địa lý
REC: Hệ thống REC chỉ áp dụng cho một quốc gia hoặc châu lục, chẳng hạn như Bắc Mỹ và Châu Âu, và việc sử dụng của chúng bị giới hạn trong khu vực địa lý đó. Chúng không thể được chuyển nhượng hoặc được công nhận rộng rãi bên ngoài khu vực được thiết lập.
I-REC: I-REC được chấp thuận ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Chúng được công nhận quốc tế. Chúng cho phép theo dõi và giao dịch và đặc tính liên quan đến năng lượng tái tạo rộng hơn.
3. Tiêu chuẩn hóa
REC: Việc chứng nhận và giao dịch năng lượng sạch có thể thay đổi tùy thuộc vào các hệ thống REC và tiêu chí ở mỗi khu vực. Mỗi quốc gia hoặc vùng có thể có tiêu chí REC và các cơ chế khác nhau.
I-REC: I-REC có những quy định và cơ chế đồng nhất và nhất quán trên các quốc gia và khu vực khác nhau dựa trên cùng một hệ thống và quy trình chứng nhận tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp cho toàn bộ quá trình giao dịch được đơn giản hóa và có thể kiểm soát xuyên biên giới.
4. Ứng dụng
REC: Hệ thống REC thường được sử dụng để đạt được những mục tiêu và loại bỏ hạn chế về ngành năng lượng tái tạo tại khu vực đó. Các doanh nghiệp và cơ quan cũng sử dụng REC để chứng minh điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng sạch.
I-REC: Các doanh nghiệp đa quốc gia thường sử dụng I-REC để bày tỏ sự cam kết của họ đối với việc hoàn toàn tiêu thụ năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Chúng có thể được áp dụng để theo dõi chuỗi cung ứng, báo cáo về sự bền vững doanh nghiệp và môi trường, và chinh phục cái mục tiêu trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Tóm lại, mặc dù cả REC và I-REC đều được sử dụng để theo dõi và thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, nhưng chúng có sự khác biệt đáng kể về địa lý, tiêu chuẩn hóa và ứng dụng. Việc lựa chọn giữa hai loại chứng chỉ này phụ thuộc vào mục tiêu và phạm vi địa lý của tổ chức hoặc cá nhân.